Lịch sử Yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt - đại thực bào

CSF2 được giải trình tự và clone lần đầu tiên vào năm 1985. Bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, các clone của GM-CSF đã được nghiên cứu sản xuất sau đó và trở thành các dược phẩm tiềm năng. Molgramostim được tạo ra từ Escherichia coli, không glycosyl hóa (Genetics Institute, Inc.);[14] sargramostim được tạo ra từ Saccharomyces cerevisae, leucine ở vị trí 23 được thay thế bằng proline, glycosyl hóa ít (Immunex); và regramostim được tạo ra từ tế bào buồng trứng chuột Hamster Trung Quốc (CHO cell), glycosyl hóa nhiều hơn sargramostim (Sandoz).[15] Sự glycosyl hóa có liên quan đến sự tương tác giữa thuốc và cơ thể.[16]

Molgramostim cuối cùng được đồng phát triển và tiếp thị bởi Novartis và Schering-Plough dưới tên thương mại là Leucomax, sử dụng trong hỗ trợ khôi phục hàm lượng bạch cầu sau hóa trị. Năm 2002, Novartis đã nhượng quyền sở hữu của mình cho Schering-Plough.[17][18]

Năm 1991, sargramostim được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận dưới tên thương mại Leukine, cho phép sử dụng trong ghép tủy với tác dụng tăng tái tạo bạch cầu. Sau nhiều lần chuyển nhượng, Leukine hiện tại thuộc quyền sở hữu của Partner Therapeutics (PTx).[19]

Năm 2015, FDA và EMA đều chấp thuận liệu pháp điều trị ung thư bằng virus (oncolytic virotherapy) talimogene laherparepvec (tên thương mại Imlymic) được phát triển bởi Amgen Inc. Talimogene laherparepvec là một loại virus biến đổi gene, khi vào cơ thể sẽ tạo ra GM-CSF từ chính khối u giúp phân hủy của các tế bào ung thư.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt - đại thực bào https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10081506 https://doi.org/10.1086%2F513857 https://www.worldcat.org/issn/0022-1899 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33150139 https://doi.org/10.2147%2FITT.S262566 https://www.worldcat.org/issn/2253-1556 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC76059... https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24264600 https://doi.org/10.1007%2Fs12032-013-0774-6 https://www.worldcat.org/issn/1559-131X